Với bài viết về Cấu tạo của âm giai này, bạn sẽ biết được hết tất cả những hợp âm có trong các tông C D E F G A B và các tông thăng giáng của chúng, từ đó sẽ có phương pháp điền hợp âm thích hợp cho sau này, không phải “bơi” trong biển hợp âm nữa!
1. Âm giai là gì?
Trong âm nhạc, như chúng ta đã biết, gồm có 12 nốt nhạc: C C# D D# E F F# G G# A A# B.
Thế thì Âm giai (hay còn gọi là Thang âm, Scale, Gam) là tập hợp gồm 8 nốt từ thấp đến cao được chọn từ 12 nốt nhạc trên. Và chúng được “tuyển chọn” theo nhiều quy luật khác nhau tùy mục đích của người chơi. Trong bài viết này, Guitar Station sẽ hướng dẫn các bạn 2 loại cấu tạo phổ biến nhất của âm giai, đó là: Âm giai Trưởng và âm giai Thứ.
2. Cấu tạo của âm giai trưởng là gì và các hợp âm trong âm giai trưởng
Như trong hình trên, ta có thể thấy đó là một âm giai Đô trưởng (C). Quy tắc để hình thành nên âm giai này là:
Chủ âm + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 + 1 + ½ cung
- Ở ví dụ trên, âm giai Đô trưởng(C) bắt đầu bằng chủ âm C. Theo quy tắc trên, ta có thể dễ dàng xác định được 8 nốt trong âm giai là: C – D – E – F – G – A – B – C
- Tiếp theo, để xác định được bộ hợp âm trong âm giai này, ta dùng quy tắc 1,4,5. Tức là hợp âm thứ 1,4,5 sẽ là hợp âm Trưởng. Các hợp âm 2,3,6 sẽ là hợp âm Thứ. Hợp âm thứ 7 sẽ là hợp âm dim (ít khi sử dụng)
- Theo ví dụ trên ta có bộ hợp âm của âm giai Đô trưởng(C): C – Dm – Em – F – G – Am – B – C
3. Cấu tạo của âm giai thứ là gì và các hợp âm trong âm giai thứ
Cách hình thành nên âm giai thứ cũng tương tự như âm giai trưởng, chỉ khác một chút ở thứ tự các nốt:
Chủ âm + 1 + ½ + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 cung
- Ví dụ với âm giai La thứ (Am), ta có La sẽ là chủ âm. Theo quy tắc trên ta có các nốt trong âm giai:
A – B – C – D – E – F – G – A - Hợp âm thứ 1, 4, 5 sẽ là hợp âm thứ. Hợp âm thứ 3, 6, 7 sẽ là hợp âm trưởng. Hợp âm thứ 2 sẽ là hợp âm dim, ít sử dụng.
- Ta sẽ có nguyên bộ hợp âm của âm giai La thứ (Am): Am – B – C – Dm – Em – F – G – Am
Như vậy với 2 quy tắc trên ta đã có thể hình thành nên âm giai trưởng và âm giai thứ rồi!
Lưu ý:
- Trong đó 1 cung = 2 ô trên cần đàn, như vậy thì 1/2 cung= 1 ô trên cần đàn. Từ đó các bạn có thể tự xác định một âm giai trưởng ngay trên cần đàn mà không cần phải viết ra giấy gì cả!
- Âm giai bắt đầu bằng chủ âm và kết thúc cũng bằng chủ âm. Nếu bạn thấy nốt đầu tiên và nốt cuối cùng không giống nhau thì chứng tỏ bạn đã làm sai ở bước nào đó rồi đấy!
- Nhìn vào 2 tông C và Am này ta có thể thấy hợp âm của chúng giống nhau hoàn toàn. Thế nên chúng ta gọi C và Am là 2 âm giai tương đương: C/Am. Vậy thì chúng ta có thể kết luận rằng Âm giai tương đương là 2 âm giai dùng chung bộ hợp âm.
Nói chung Âm giai giống như 1 gia đình vậy, phải có chồng (trưởng) và vợ (thứ), chúng có chung những đứa con với nhau (đó chính là những hợp âm), khi nhắc tới chồng ta lập tức nhớ ngay vợ thằng này là đứa nào ngay! Trong bài trên, chồng là C, còn vợ là Am, những đứa con là các hợp âm trong 2 âm giai này! Cứ làm theo cách này thì bạn sẽ biết được hết hợp âm của tất cả các tông rồi, kể cả các tông thăng giáng, và biết được âm giai nào tương đương nhau.
Đọc thêm: Cảm âm là gì? Cách nào để tăng khả năng cảm âm guitar?
Fanpage: http://facebook.com/guitarstation.vn
Bộ hợp âm của tông Dm: D – Em Fm – G – A – A#m – C có đúng không anh Hoàng Nguyễn?
bạn xem lại cách tính nốt nhé, ở tông thứ thì theo quy tắc Chủ âm + 1 + ½ + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 cung và hợp âm 1,4,5 sẽ là hợp âm thứ.
Suy ra hợp âm tông Dm sẽ là: Dm E F Gm Am Bb(hoặc A#) C
Chúc bạn thành công!
Dm +1 sao lại = E ??
1 là 1 cung nhé bạn, 1 cung tương ứng với 2 ô trên cần đàn.
Có nghĩa là Rê tới E là 1 cung(2 ngăn cần đàn).
Bạn cứ nhớ là Si -đô và Mi -Fa là nữa cung. Còn lại là 1 cung hết
anh ơi sao lại là Am + 1 cung mà thành Bb vậy, phải là B# chứ
Am +1 cung thành B nhé
B cho mình hỏi, mình ko hiểu chỗ B giáng, A# đúng thì G với A# lại là 1,5 cung à b ?
Hiểu rồi. Cám ơn Anh Hoàng Nguyễn rất nhiều.
Chào anh Hoàng Nguyễn cho Mình hỏi tí nhé. tại phần trả lời cho bạn Nguyễn Xuân Tuấn về cách tạo âm giai của gam D và Dm. Ở bài viết có ví dụ âm giai Đô trưởng C theo quy tắc ta xác định được 8 nốt trong âm giai là C – D – E – F – G – A – B – C. Tương tự đối với gam Rê trưởng D. theo quy tắc ta xác định được 8 nốt trong âm giai là D – E – F – G – A – B – C – D. Áp dụng quy tắc 1,4,5 và 2,3,6 ta có các hợp âm trưởng là: D – G – A, và các hợp âm thứ là: Em – Fm – Bm. Vậy ta có bộ hợp âm của âm giai rê trưởng là: D – Em – Fm – G – A – Bm – C – D. Sao thấy Anh trả lời bạn Tuấn là: D – E – F# – G – A – B – C# – D. Mình không hiểu chỗ này nhờ Anh gải thích thêm. Cám Ơn Anh.
Quy tắc hình thành âm giai trưởng: Chủ âm + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 + 1 + ½ cung
Tổng D trưởng bắt đầu bằng chủ âm: D + 1= E
E + 1 = F#
F# + 1/2 = G
G + 1 = A
A + 1 = B
B + 1 = C#
C# + 1/2 = D
Có thể anh nhầm lẫn ở chỗ E lên F#
Em cám ơn anh Hoàng đã trả lời cho em rõ vấn đề. Giờ em có thể ghi ra hết tất cả các tông rồi ạ.
Hiện tại, em cũng đang nghiên cứu cách sử dụng chúng trong việc bấm hợp âm (xem trên bài viết “10 họp âm guitar cơ bản nhất cho người mới tập”). Giờ vấn đề này lại gây cho em rắc rối nữa rồi. Dù đã cố tìm trên mạng thông tin nhưng thực sự, đọc xong càng rối thêm @@
Anh chỉ cho em phương pháp sử dụng chúng được không ạ? ah, sẵn tiện theo anh thì trong 10 hợp âm đó, thứ tự ưu tiên nên tập ra sao, nhất là đối với trường hợp của em bây giờ, để em chia thời gian ra để tập chúng cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất có thể ^^
Cám ơn anh nhiều
Bài viết của anh rất hay! Đọc cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, em vẫn muốn hỏi anh thêm về ” D và Dm” , em vẫn chưa biết cách tạo ra giai âm của nó. Anh có thể giải thích rõ hơn về chúng cho em dễ hiểu hơn được không?
cũng áp dụng quy tắc như trên thôi em:
Tiếp theo dùng quy tắc 1,4,5 để xác định hợp âm trưởng và thứ.
Cuối cùng sẽ ra trọn bộ hợp âm của tông D: D Em F#m G A Bm C#
Cho mình xin link fb và sdt của bạn đc không a
fb của mình là fb.com/nnhoang6593 nhé bạn ơi
Bài viết hay và dễ hiểu.thanks Hoang Nguyen!