Với bài viết về Cấu tạo của âm giai này, bạn sẽ biết được hết tất cả những hợp âm có trong các tông C D E F G A B và các tông thăng giáng của chúng, từ đó sẽ có phương pháp điền hợp âm thích hợp cho sau này, không phải “bơi” trong biển hợp âm nữa!

1. Âm giai là gì?

Trong âm nhạc, như chúng ta đã biết, gồm có 12 nốt nhạc: C C# D D# E F F# G G# A A# B.

Thế thì Âm giai (hay còn gọi là Thang âm, Scale, Gam) là tập hợp gồm 8 nốt từ thấp đến cao được chọn từ 12 nốt nhạc trên. Và chúng được “tuyển chọn” theo nhiều quy luật khác nhau tùy mục đích của người chơi. Trong bài viết này, Guitar Station sẽ hướng dẫn các bạn 2 loại cấu tạo phổ biến nhất của âm giai, đó là: Âm giai Trưởngâm giai Thứ.

2. Cấu tạo của âm giai trưởng là gì và các hợp âm trong âm giai trưởng

âm giai là gì , cấu tạo của âm giai

Như trong hình trên, ta có thể thấy đó là một âm giai Đô trưởng (C). Quy tắc để hình thành nên âm giai này là:

Chủ âm + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 + 1 + ½  cung
  • Ở ví dụ trên, âm giai Đô trưởng(C) bắt đầu bằng chủ âm C. Theo quy tắc trên, ta có thể dễ dàng xác định được 8 nốt trong âm giai là: C – D – E – F – G – A – B – C
  • Tiếp theo, để xác định được bộ hợp âm trong âm giai này, ta dùng quy tắc 1,4,5. Tức là hợp âm thứ 1,4,5 sẽ là hợp âm Trưởng. Các hợp âm 2,3,6 sẽ là hợp âm Thứ. Hợp âm thứ 7 sẽ là hợp âm dim (ít khi sử dụng)
  • Theo ví dụ trên ta có bộ hợp âm của âm giai Đô trưởng(C): C – Dm – Em – F – G – Am – B – C

3. Cấu tạo của âm giai thứ là gì và các hợp âm trong âm giai thứ

Cách hình thành nên âm giai thứ cũng tương tự như âm giai trưởng, chỉ khác một chút ở thứ tự các nốt:

Chủ âm + 1 + ½ + 1 + 1 + ½ + 1 + 1 cung
  • Ví dụ với âm giai La thứ (Am), ta có La sẽ là chủ âm. Theo quy tắc trên ta có các nốt trong âm giai:
    A – B – C – D – E – F – G – A
  • Hợp âm thứ 1, 4, 5 sẽ là hợp âm thứ. Hợp âm thứ 3, 6, 7 sẽ là hợp âm trưởng. Hợp âm thứ 2 sẽ là hợp âm dim, ít sử dụng.
  • Ta sẽ có nguyên bộ hợp âm của âm giai La thứ (Am): Am – B – C – Dm – Em – F – G – Am

Như vậy với 2 quy tắc trên ta đã có thể hình thành nên âm giai trưởng và âm giai thứ rồi!

Lưu ý:

  • Trong đó 1 cung = 2 ô trên cần đàn, như vậy thì 1/2 cung= 1 ô trên cần đàn. Từ đó các bạn có thể tự xác định một âm giai trưởng ngay trên cần đàn mà không cần phải viết ra giấy gì cả!
  • Âm giai bắt đầu bằng chủ âm và kết thúc cũng bằng chủ âm. Nếu bạn thấy nốt đầu tiên và nốt cuối cùng không giống nhau thì chứng tỏ bạn đã làm sai ở bước nào đó rồi đấy!
  • Nhìn vào 2 tông C và Am này ta có thể thấy hợp âm của chúng giống nhau hoàn toàn. Thế nên chúng ta gọi C và Am là 2 âm giai tương đương: C/Am. Vậy thì chúng ta có thể kết luận rằng Âm giai tương đương là 2 âm giai dùng chung bộ hợp âm.

Nói chung Âm giai giống như 1 gia đình vậy, phải có chồng (trưởng) và vợ (thứ), chúng có chung những đứa con với nhau (đó chính là những hợp âm), khi nhắc tới chồng ta lập tức nhớ ngay vợ thằng này là đứa nào ngay! Trong bài trên, chồng là C, còn vợ là Am, những đứa con là các hợp âm trong 2 âm giai này! Cứ làm theo cách này thì bạn sẽ biết được hết hợp âm của tất cả các tông rồi, kể cả các tông thăng giáng, và biết được âm giai nào tương đương nhau.

Đọc thêm: Cảm âm là gì? Cách nào để tăng khả năng cảm âm guitar?

Fanpage: http://facebook.com/guitarstation.vn

Quá tệ!Tệ!Bình thường!Hay!Tuyệt vời! (đã có 17 người tham gia đánh giá, điểm trung bình: 3.88 trên 5)
Loading...
Có 77 bình luận cho bài viết “Âm Giai Là Gì? Cấu Tạo Của Âm Giai Trưởng Và Thứ
  1. Trung Nguyễn

    Bài viết tuyệt vời+ tài năng sư phạm tuyệt vời, tạo thành một bài viết… trên cả tuyệt vời!! Cám ơn bạn về sự dễ hiểu trong bài viết ngắn gọn, xúc tích..^^

  2. Hồ Thành Việt

    Cho em hỏi là bộ hợp âm của âm giai Đô trưởng(C) theo quy tắc 1 4 5, 2 3 6 thì đâu có hợp âm B ?

  3. Leobong

    Thanks bạn. Ngoài cách tính trên còn cách nào khác không bạn. Mình thấy có bạn viết tone Am tinh theo quy tac 135 là sao mong bạn giải thích dùm

    • Hữu Hoàng Admin

      phương pháp này mình cũng chưa nghe bao giờ, nên không thể giải đáp cho bạn được, bạn có thể dẫn link bài viết đó cho mình đọc thử được ko? hehe

      • B

        Cái đó cũng chính là trong bài đã nói ở phần 3 rồi đấy bạn. Ad có ví dụ ở tone Am, thực chất Am là hợp âm song song của C. Từ C giảm 1.5 cung sẽ có dc Am, tạm thời bỏ “m” đi cho đơn giản rồi tính quy tắc 1-1/2 cung của A như bth. Thì sẽ có A B C# D E F# G#.Lại theo quy tắc 145 ta có A D E, sau đó chỉ việc thêm “m” vào đằng sau thì dc hợp âm thứ Am Dm Em (1-4-5). Thật ra cái quy tắc này hơi khó vs ng mới chơi. Cách này cg là 1 cách, nhưng nhìn chung là ở trong vòng hòa âm là các hợp âm thứ, trưởng và dim đã thể hiện trong gam đó luôn rồi

  4. Loi Luong

    Các bác cho em hỏi, khi đệm hát, đầu tiên xác định âm giai, sau đó dùng quy tắc 145, 236 nếu là âm giai trưởng hoặc 145, 367 nếu làm âm giai thứ để xác định hợp âm, như thế nếu bài hát âm giai D trưởng thì có các hợp âm D,Em,F#m,G,A,Bm . Như vậy tại sao thằng nhạc công tính nhanh như thế? Hoặc nhìn tài liệu? Hoặc thuộc lòng, nếu thuộc lòng thì cần thuộc những âm giai phổ biến nào?

    • Hoàng Nguyễn Admin

      đó gọi là kinh nghiệm nhé bạn ơi. Giống như khi bạn chơi ở tone C thì bạn cảm thấy rất dễ, có C Am Dm Em F G. khi bạn chơi nhiều tone khác nhau 1 cách thuần thục thì bạn sẽ tự biết được tone đó có hợp âm gì luôn. Đó gọi là Cảm Âm. Bạn có thể search trên website này từ khóa “Cảm âm là gì” để đọc thêm nhé!

Để lại bình luận

Thông tin cá nhân của bạn sẽ hoàn toàn được bảo mật. Vui lòng điền đầy đủ thông tin để tham gia bình luận.