Lưu ý: đây là cách do chính mình khi nghiên cứu về nhạc lý và cách dò tông đã tự CHẾ ra, cho nên có thể nó sẽ không theo bất kì cách truyền thống nào mà các bạn đã được học.

Đây là bài viết dành cho các bạn nào có nền tảng khá vững chắc về đệm hát và nhạc lý rồi. Cho nên nếu bạn nào đọc vào những yêu cầu bên dưới và thấy mình còn thiếu mảng nào, có thể comment hoặc inbox trực tiếp, mình sẽ giải đáp, hoặc viết cho các bạn vào những bài sau!

Bài viết này cũng như các bài viết tiếp theo mình cũng sẽ viết dành cho đối tượng là các bạn tự học guitar, không qua trường lớp, hoặc các bạn đã học nhưng chưa biết làm thế nào để vận dụng nhạc lý vào việc dò tông một bài hát.

Nếu bạn nào đã biết cách dò tông rồi mà thấy cách này hay thì có thể áp dụng theo! Còn nếu thấy không hay thì có thể bỏ qua.

Bước 1: Yêu cầu tối thiểu:

  • Bạn phải biết và thuộc vị trí các nốt trên cần đàn, ít nhất là từ ngăn 1 tới ngăn 12, của các dây 6,5,2,1. (Vì bạn có dò nốt nhanh đến mấy mà phải mất chục phút mới xác định được đó là nốt gì thì cũng… vậy 😛 )
  • Nắm được quy tắc cấu tạo của 1 âm giai (còn gọi là một giọng, một tông) là gì. Cái này không biết thì bạn có thể search Google, rất nhiều tài liệu, hoặc có thể pm trực tiếp để mình gửi tài liệu.
  • Bạn phải tự đàn tự hát được kha khá bài hát, và solo được một vài bài (để có thể cảm nhận đúng về cao độ của nốt)
  • Biết cách phân biệt bài hát ở giọng trưởng hay thứ, khi mới nghe.
  • Bạn phải có… 1 cây đàn trên tay (đương nhiên 😛 )

Bước 2: dò nốt

  • Bật một bài nhạc bất kì (bài nào quen quen nhé, bài lạ quá giai đoạn đầu khó dò lắm!)
  • Tune dây đàn guitar cho chuẩn (tune sai không dò ra tông)
  • Dò theo giai điệu của bài hát. Có thể dò intro, hoặc dò theo lời hát của ca sĩ,… đều được (dò nốt nào nhớ nốt đó luôn nhé! Để còn tổng hợp lại).

Lưu ý: bạn nên dò 2 dây 1 và 2 (E và B). Vì thường giọng ca sĩ thì sẽ ở cao độ của 2 dây này.

Bước 3: câu thần chú “2 nốt sát nhau”

  • Trong quá trình dò bạn sẽ thấy được có 2 nốt sát nhau (cách nhau nửa cung)! Thì bạn hãy để tay vào 2 nốt đó, và nốt ở sau sẽ là nốt của chủ ân trưởng!
    • Vd: bạn dò ra giai điệu là thế này: C D E A B , thì trong 5 nốt này, có nốt nào sát nhau trên cần đàn chưa? Rõ ràng là có: CB, vậy thì C – nốt ở đằng sau, sẽ là nốt của chủ âm=> nếu bài này hát ở giọng trưởng thì nó sẽ là Đô trưởng!
  • Trường hợp bài hát này ở giọng thứ thì rất đơn giản, từ nốt trưởng đó bạn lùi 3 ô là sẽ ra chủ âm thứ. Như ví dụ trên thì C lùi 3 ô sẽ ra A, nghĩa là Am.

Bước 4: trường hợp ngoại lệ (rất hay xảy ra)

Trong quá trình dò tông bài hát, bạn sẽ bắt gặp những trường hợp dò ra đúng nốt, nhưng khi rải cả hợp âm trưởng và thứ đều không hợp. Thì đây là một trường hợp ngoại lệ, và cũng là điều bất tiện của phương pháp này! Nhưng cách để tìm ra tông bài hát rất đơn giản:

  • Bạn hãy lấy hợp âm mình vừa tìm được (như ở bước 3 thì đó là C hoặc Am , tùy vào bài hát là trưởng hay thứ), đếm tới hợp âm bậc 5 của âm giai đó, đó sẽ chính là tông của bài hát!

Vd: như ở bước 3: Bạn tìm ra C. Bạn rải hợp âm vẫn thấy không ăn nhập, thì lúc này hãy đếm từ C lên theo quy tắc của âm giai: 1-C  2-Dm  3-Em  4-F  5-G  6-Am  7-B

Vậy bậc 5 của C sẽ là G => G chính là TÔNG của bài hát!

Tương tự với Am: 1-Am   2-B   3-C   4-Dm   5-Em   6-F   7-G

Vậy bậc 5 của Am sẽ là Em => Em là TÔNG của bài hát!

Bước 5: Lỡ đâu không dò ra 2 nốt sát nhau??? Hãy tìm 3 nốt cách đều nhau

Đôi khi có những bài hát “lên xuống” thất thường, thường là nhạc Jazz, với giai điệu kì quái, giựt giựt như con mực, thì sẽ rất khó để các bạn dò ra 2 nốt sát nhau. Lúc này hãy để ý xem có 3 NỐT CÁCH ĐỀU nhau hay không (Nghĩa là 3 nốt này mỗi nốt cách nhau 1 cung).

Nếu có, thì hãy chụp lấy nốt ở sau cùng, và cộng thêm một nốt ngay sau nó nữa! Thì nốt vừa được cộng vào sẽ là chủ âm trưởng của bài hát ( đừng hỏi vì sao 😛 )! Lúc này ta lại có 2 nốt sát nhau rồi! Quay về làm như những bước trên kia thôi!

VD: Bạn dò ra 3 nốt cách đều là E F# G# ,  thì bạn lấy nốt sau cùng là G#, cộng với nửa cung nữa thành nốt A. Vậy thì bài hát sẽ hát ở tông A trưởng. Rồi áp dụng những bước như ở trên!

Bước 6: nếu dò đúng nốt mà thử hết mọi trường hợp đều không ăn với bài hát đang nghe thì sao???

Thì chứng tỏ bạn đã dò sai cao độ chứ sao! Dò lại cho đúng cao độ thôi bạn ơi! 😛

—————

Trên đây là các bước để dò ra tông của một bài hát bất kì mà bạn nghe được. Nhìn qua có vẻ dài dòng nhưng khi tập nhuần nhuyễn rồi thì bạn chỉ mất “vài nốt nhạc” để dò ra tông của người hát thôi!

Cầm đàn lên, tập theo và cảm nhận thành quả nhé! Nhớ post lên bài hát mà mình dò được cho mọi người cùng dò và kiểm tra nhé!

— By Hữu Hoàng–

Xem thêm các bài viết cho người tự học đàn guitar: http://guitar.station.vn/tu-hoc-guitar-dem-hat/

Quá tệ!Tệ!Bình thường!Hay!Tuyệt vời! (đã có 5 người tham gia đánh giá, điểm trung bình: 4.60 trên 5)
Loading...
Có 26 bình luận cho bài viết “Cách Dò Tông Bài Hát Trên Cây Đàn Guitar
  1. Trung Nguyễn

    Lại vở ra đc một vấn đề quan trọng mà 2 tháng nay ko tìm ra câu trả lời..cám ơn các bạn vô cùng????

  2. Đức Trung

    Cho mình hỏi làm sao để biết hợp âm nào thì hợp với đoạn này, không hợp với đoạn kia? Và 1 hợp âm thì bắt đầu từ đâu và kết thúc ở điểm nào? Tại mình thấy có những bài hát ở nửa chừng của 1 câu hát đã phải chuyển sang hợp âm khác rồi.

    • Hữu Hoàng Admin

      Việc biết hợp âm nào hợp với đoạn nào thì cái đó phụ thuộc vào khả năng cảm âm (qua rèn luyện và 1 phần năng khiếu). Bạn có thể xem bài viết này để biết cách cải thiện khả năng cảm âm: http://guitar.station.vn/cach-nao-de-tang-kha-nang-cam-am-guitar/

      Còn về hợp âm bắt đầu và kết thúc ở điểm nào cũng phụ thuộc vào 1 phần cảm âm và phấn lớn là về nhịp phách, bạn phải vững nhịp và phân biệt được nhịp phách nữa!

  3. Phúc

    Bạn có thể giải thích cho mình hiểu thêm về 2 nốt liền ở bước 3 không Admin? vì giả sử mình biết trước là tone đô trưởng, giờ mình dò ra nốt C A D E F (các nốt này đều có trong scale đô trưởng) thì có E F cách nhau nửa cung, nếu theo quy luật trên thì nốt đứng sau là F có nghĩa xác định được tone F trưởng lại khác giả sử ban đầu của mình là tone đô trưởng ? hay là quy luật này có kèm theo điều kiện nào khác ?

    • Nguyen Huu Hoang Nguyễn Admin

      hi bạn, bạn xem tiếp bước 4 sẽ rõ nhé, sẽ có những trường hợp nó ko khớp, thì mình chỉ cần dịch lên hợp âm bậc 5 của âm giai đó là sẽ ra tone đúng, ở đây chính là C đó bạn

    • Hoàng Nguyễn Admin

      mỗi người có một cách khác nhau bạn ạ, mình cũng không rành cách kia nên cũng ko giúp được bạn rồi 😀

Để lại bình luận

Thông tin cá nhân của bạn sẽ hoàn toàn được bảo mật. Vui lòng điền đầy đủ thông tin để tham gia bình luận.