Ở phần trước trong seri hướng dẫn chọn mua đàn guitar cũ tôi đã đề cập đến vấn đề làm sao để có thể chọn một cây đàn cũ được sản xuất tại Việt Nam. Trong phần này tôi sẽ đi sâu vào đàn guitar cũ mang thương hiệu nước ngoài.

Phần hai: Chọn một cây đàn guitar cũ nước ngoài

Hiện nay trên thị trường đàn guitar có rất nhiều hãng khác nhau đặc biệt là phân khúc đàn guitar cũ nhưng nổi bật hơn hết vẫn là đàn guitar Nhật. Vì sao lại là guitar cũ đến từ đất nước xứ sở mặt trời mọc? Bởi vì ít nhiều người Việt Nam luôn có cảm tình với các sản phẩm made in Japan, tôi cũng là một người rất thích các sản phẩm của Nhật. Ba chữ “Made in Japan” giống như một dấu mộc khẳng định chất lượng của bất cứ sản phẩm nào!

Cũng chính vì vậy mà bạn thường phải trả cái giá cao hơn giá trị thực khi mua những cây đàn thuộc các thương hiệu lớn của Nhật như Yamaha, Morris, Suzuki… Vậy thì có đáng để bỏ tiền ra mua những cây đàn Nhật cũ từ các thương hiệu lớn hay không? Ở bài viết này tôi sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn khi mua đàn guitar cũ mang thương hiệu nước ngoài! Đây là một số bước cơ bản để bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một cây đàn guitar.

Tìm thông tin về cây đàn guitar cũ bạn định mua trên Google:

Khác với đàn guitar Việt Nam thì đa số đàn guitar nước ngoài đều có số seri, mã số sản phẩm. Bằng cách kết hợp tìm tên hãng đàn guitar cùng với mã sản phẩm bạn có thể dễ dàng kiểm tra giá thị trường của cây đàn ấy là bao nhiêu.
VD: Bạn search thử từ khóa “Guitar Morris W-40” lên Google thì bạn sẽ thấy hàng tá topic rao bán, review về cây đàn này. À mà nếu bạn đang sở hữu một cây W-40 thì chúc mừng bạn nhé, đó là một cây đàn acoustic khá hay đấy!

Kiểm tra thật kỹ hình ảnh của cây guitar đó

Sau khi search Google thì ngoài việc xem review đánh giá cũng như giá cả của cây đàn thì bạn cũng nên chú ý đến hình ảnh của cây đàn. Nếu cây đàn bạn định mua có lớp sơn rất mới và màu sơn không giống với những cây đàn bạn thấy trên mạng thì rất có thể cây đàn đó đã được xử lý lớp sơn rồi.

mua dan guitar cu

Kiểm tra phụ tùng cây đàn

Một cây đàn guitar cũ, nhất là hàng nội địa thường có những chi tiết rất riêng như bộ khóa, lược, ngựa, truss rod cover… Đây là những chi tiết mà ở Việt Nam bạn có tiền chưa chắc đã mua được. Vậy nên bạn cần đảm bảo rằng cây đàn của bạn có thể thay thế được các chi tiết ấy, nếu không thì bạn có sẵn sàng sử dụng một bộ khóa không zin trên cây đàn của mình không. Tôi từng thấy rất nhiều đàn nội địa bị hỏng khóa nặng nên buộc phải thay một bộ khóa khác khiến cây đàn trở nên khá là vô duyên… Nếu bạn không quá quan tâm đến các chi tiết này thì không có vấn đề gì cả. Thế nhưng ai chả muốn mua một cây đàn lành lặn chưa qua sửa chữa phải không nào?

khóa đàn guitar cũ
Không dễ để kiếm ra được một bộ khóa đàn guitar cũ giống như vầy

Tóm lại, hãy chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, nếu chi tiết trên đàn quá đặc biệt thì bạn cần hết sức cân nhắc nhé!

Kiểm tra các dấu tích

Một cây đàn cũ chắc chắn sẽ có những dấu vết chiến tranh, nhất là đàn nước ngoài về Việt Nam vì nếu có dịp một lần ghé thăm những nơi tập kết của đàn cũ thì bạn sẽ không khỏi bất ngờ vì độ hỗn độn ở đó. Đàn được quăng một cách vô tội vạ và cực kỳ cẩu thả khiến cho mọi cây đàn đều ít nhiều có sẹo. Thậm chí tệ hơn là vỡ thùng hay gãy cần. Vì vậy kiểm tra thật kỹ cây đàn xem có vết nứt nào đã qua xử lý chưa là một việc làm không hề thừa. Nếu bạn thấy nước sơn trên đàn có dấu hiệu bị loang lổ, hoen ố thì có thể đàn đã từng thấm nước. Gặp đàn như vậy thì tốt nhất bạn không nên mua nhé.

Nếu bạn nhận của người điếu thuốc thì phải biết cách nhận cả tàn tro vậy nên cũng đừng cố gắng kiếm một cây đàn guitar cũ không tỳ vết. Quan trọng là dấu vết ấy có ảnh hưởng đến chất lượng và tiếng đàn hay không.

Đừng chọn đàn theo thương hiệu

Hãng đàn lớn thì cũng chỉ có vài cây đàn hay thôi, chứ chẳng có hãng đàn nào chỉ toàn làm ra đàn hay cả. Vậy nên việc chạy theo thương hiệu là một điều vô bổ, quan trọng là một cây đàn hay chất lượng cao cơ! Không phải tất cả đàn Trung Quốc đều dởm cả vì tôi từng chơi qua nhiều cây đàn Made in China rất tốt đấy bạn ạ. Hãy chọn đàn một cách khách quan và kỹ lưỡng bạn nhé.

nhãn hiệu guitar nổi tiếng

Cẩn thận trước những lời quảng cáo

Đàn nước ngoài thường thì được làm bằng gỗ ép (laminate) vậy nên bạn hãy cẩn thận khi người bán bảo rằng cây đàn đó là gỗ nguyên miếng nhé. Và nếu bạn không thích chơi gỗ ép thì bạn sẽ phải tốn khá nhiều tiền nếu mua đàn nước ngoài đấy nhé. Một cây đàn gỗ solid nước ngoài thường có giá hàng ngàn $ lận… Tin vui là gỗ ép bên nước ngoài họ xử lý với quy trình hiện đại nên chất lượng âm thanh khá ổn, gỗ ép 3 lớp của nước ngoài có thể cho tiếng hay hơn gỗ nguyên khối của đàn Việt Nam đấy nhé.

Đưa ra quyết định

Trước khi đưa ra quyết định, bạn hãy kiểm tra các chi thiết cơ bản nhưn phím đàn, cần đàn,… (tương tự như kiểm tra đàn Việt Nam thôi). Và nếu mọi thứ suôn sẻ thì bạn có thể đưa ra quyết định được rồi đấy. Nếu bạn định mua một cây đàn guitar cũ mà giá cao thì bạn đừng vội đưa ra quyết định. Hãy dành thời gian để lựa thêm, thử thêm thật nhiều đàn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nhé.

shut-up-and-take-my-money-530x298

Chúc bạn lựa được một cây đàn ưng ý và trong phần tiếp theo tôi sẽ chia sẻ về các vấn đề bạn cần lưu ý khi mua đàn guitar cũ nhé!

Quá tệ!Tệ!Bình thường!Hay!Tuyệt vời! (đã có 3 người tham gia đánh giá, điểm trung bình: 5.00 trên 5)
Loading...
Có 7 bình luận cho bài viết “Kinh Nghiệm Và Lời Khuyên Cho Người Mua Đàn Guitar Cũ (Phần 2)
  1. Henry Dương

    Mua đàn qua mang là một con đường dẫn đến chuẩn bị mua thêm cây khác.lựa tròn đàn như tác giả bài viết còn chưa tim được một cây ung ý nói gì chỉ nghe qua manh.thks tác giả

Để lại bình luận

Thông tin cá nhân của bạn sẽ hoàn toàn được bảo mật. Vui lòng điền đầy đủ thông tin để tham gia bình luận.